Tư vấn doanh nghiệp là dịch vụ giúp giải quyết mọi thắc mắc và cung cấp các giải pháp liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, quản lý thuế, kế toán, vấn đề pháp lý và nhiều khía cạnh khác. Mục tiêu của tư vấn doanh nghiệp là hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, phát triển bền vững và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ với Nhà Nước hoặc hợp thức hóa hồ sơ giải thể của doanh nghiệp.
Những năm gần đây, tư vấn doanh nghiệp đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp để nhận sự hỗ trợ và hướng dẫn liên quan đến việc tư vấn thành lập công ty, tư vấn về tài chính, kế toán thuế và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến các dự án kinh doanh.
I- PHẠM VI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP
[1] Tư vấn pháp luật. Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Trong đó bao gồm: Tư vấn thành lập, tư vấn loại hình công ty, tư vấn góp vốn, tư vấn tên công ty, trụ sở và các loại giấy phép cần thiết để doanh nghiệp hoạt động đúng quy định....
[2] Đại diện theo ủy quyền. Luật sư nhận ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong Văn bản ủy quyền.
[3] Tham gia tố tụng. Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án, Trọng tài với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp (đương sự) trong vụ việc kinh doanh thương mại, vụ án hành chính.
[4] Các công việc khác. Luật sư giúp Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giải quyết khiếu nại, thực hiện công việc khác liên quan đến pháp luật theo quy định của pháp luật.
II- CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ TRONG PHẠM VI DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP
[a] Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
[b] Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của doanh nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.
[c] Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
[d] Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
[đ] Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
[g] Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp giao.
III- TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP
[1] Là tiền đề cho quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp giúp làm tường minh giá trị, triết lý, chuẩn mực của nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp. Tiếp theo, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được hệ thống hoá, chuẩn hóa thành quy định, quy chế, sẽ tiền đề cho việc triển khai chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
[2] Góp phần nâng cao hiệu quả làm việc
Ban hành và áp dụng nghiêm chỉnh quy định, quy chế, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của các phòng, ban, bộ phận tạo ra sự rõ ràng và có hệ thống. Việc phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận tạo nên minh bạch, từ đó sẽ thúc đẩy các thành viên ngừng nỗ lực làm việc và cải thiện hiệu quả công việc để đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
[3] Giảm tranh chấp thương mại
Hệ thống quy chế, quy định, quy trình được rà soát và chuẩn hóa giúp các bộ phân liên quan có kiểm soát đầu ra và đầu vào. Điều này cũng giúp doanh nghiệp nhận diện nhà cung cấp, đối tác khách hàng tốt, phù hợp và giảm thiểu tranh chấp pháp sinh,
[4] Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên
Các hướng dẫn rõ ràng giúp cho bộ máy hoạt động trơn chu, giải quyết tình trạng chồng tréo hay đùn đẩy công việc cho nhau. Khi các thành viên hiểu được tầm quan trọng của công việc mình đang đảm nhận, đặc biệt là vai trò của họ trong sự phát triển chung của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn.
[5] Hạn chế tối đa các sai sót trong phát sinh
Tất cả nhân viên liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình, hướng dẫn công việc, đặc biệt là trong công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi sự làm việc nhóm của nhiều phòng ban với nhau. Kết quả là, công việc có tính chuẩn hóa cao và tranh được những sai sót cả chủ quan lẫn khách quan.
[6[ Nhân sự mới dễ dàng hòa nhập
Các hướng dẫn công việc đã được ban hành thành quy trình cụ thể giúp tổ chức doanh nghiệp dễ dàng và tiết kiện được thời gian trong việc đào tạo nhân viên mới. Những người mới làm sẽ ít mắc phải sai sót hơn nhờ vào các quy trình, hướng dẫn xử lý công việc có sẵn.
[7] Góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Khi cân nhắc lựa chọn giữa một doanh nghiệp có tổ chức pháp chế với một doanh nghiệp chưa có tổ chức pháp chế thì khách hàng và đối tác có xu hướng lựa chọn doanh nghiệp có tổ chức pháp chế, bởi trong tiềm thức của họ, đây là đơn vị có phong cách làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, do đó sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường chất lượng tốt.
[8] Góp phần tăng doanh thu
Chỉ cần khách hàng, đối tác biết doanh nghiệp có tổ chức pháp chế, họ có cơ sở cho rằng đây là nhà cung cấp chuyên nghiệp và bài bản. Doanh nghiệp có nhiều lợi thế, cơ hội tiếp cận những khách hàng, đối tác lớn, cơ hội thành công khi tham gia đấu thầu cao hơn.
Khách hàng tin tưởng hệ thống quản trị của doanh nghiệp, họ sẽ ưu tiên lựa chọn mua hàng và sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; khách hàng cũ hài lòng, sẽ tiếp tục mua hàng và sử dụng dịch vụ của công ty cung cấp và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho các đối tác của họ.
[9] Góp phần tăng lợi nhuận
Quy trình, quy chế rõ rang giúp tăng hiệu quả và năng suất làm việc. Đồng thời, các sai sót được hạn hế mức tối đa, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những khoảng chi phí phát sinh giành cho việc khắc phục những sai lầm đó. Kết quả, lợi nhận vẫn tăng kể cả trong tình huống doanh thu không tăng.
Công Ty Luật TNHH Barrisco
Hotline: Luật sư Hoàng 0822689333
Website: https://www.luatbarrisco.com/
Email: Barriscolawfirm@gmail.com
Địa chỉ: Liền kề 88 Ngõ 6 P.Nguyễn Văn Lộc, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP.Hà Nội.
Comments