top of page
  • Ảnh của tác giảBarrisco Hãng luật

CON RUỘT KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ CỦA CHA MẸ?

Di sản thừa kế

 

Quyền thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người để lại di sản hoàn toàn có quyền chủ động đưa ra những ai có quyền được hưởng di chúc, mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc những ai bị truất quyền hưởng di chúc, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản… mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.

Ngoài ra người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Nếu một người chết để lại di chúc thì phải thực hiện việc dịch chuyển tài sản đến người có quyền được hưởng di sản thừa kế theo đúng ý chí của người lập di chúc. Việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ xảy ra nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp và các nguyên do khác phát sinh từ người thừa kế.

Các trường hợp dù là con ruột nhưng vẫn không được hưởng thừa kế từ cha mẹ:

Căn cứ Điều 621, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

- Con trên 18 tuổi có khả năng lao động bị truất quyền thừa kế. Có thể hiểu, truất quyền thừa kế là việc người lập di chúc không muốn để lại di sản thừa kế của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi trong di chúc; Điều này áp dụng khi người lập di chúc quyết định không muốn để lại di sản cho một con ruột nào đó và ý chí này được ghi rõ trong di chúc.

- Con trên 18 tuổi, có khả năng lao động, không có tên trong di chúc. Trường hợp này xảy ra khi người ruột không được đề cập trong di chúc của người để lại di sản.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Những người có hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng như này sẽ bị loại trừ khỏi quyền hưởng di sản.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Con ruột không có quyền thừa kế nếu họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình đối với người để lại di sản.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. hững người có hành vi xâm phạm tính mạng người khác để đạt được lợi ích từ di sản sẽ không được hưởng thừa kế.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Các quy định này nhằm mục đích bảo vệ tính công bằng, đảm bảo rằng những người thừa kế là những người có đủ điều kiện và không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghiêm trọng. Việc áp dụng chặt chẽ các quy định này giúp cho việc thừa kế diễn ra một cách minh bạch và công bằng, tránh các tranh chấp pháp lý sau này.


Luật sư Barrisco

 

10 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


​Bài viết liên quan

bottom of page